Chương 47


...

Nâng lên cao 2

Chờ cô dọn dẹp xong, dùng vải vụn khâu một cái khăn nhỏ hình vuông: "Cháu xem này Niếp Niếp, bỏ khăn được chơi như thế này..."

Phong Ánh Nguyệt làm mẫu vài lần cho Niếp Niếp, chờ chị dâu Triệu về thì ba người chơi một hồi, Niếp Niếp cũng học được.

Phỏng vấn xin việc, ngồi ở vị trí chủ công ty lại là anh - Người bị cô bỏ rơi thời niên thiếu, anh hỏi: "Có phải em lại muốn chơi tôi?"
Cô 'nhận vơ' anh là người mới để 'lấy le' trước mặt bạn trai cũ, không ngờ anh là CEO quyền thế nhất Khôn Thần
Sống lại sau khi bị chính hài tử mình nuôi nấng hạ độc, nàng quyết tâm báo thù, trả lại những món nợ máu mà con cái mình từng gieo cho mình!
Câu chuyện làm giàu ở thời cổ đại của cô gái hiện đại xuyên vào thân xác 1 tiểu cô nương nhà ngư dân nghèo khó!

Con bé bị chị dâu Triệu đẩy tới trước cửa nhà chị dâu Trương, sau đó Niếp Niếp lấy hết can đảm để kêu một tiếng Yến Tử.

Yến Tử ra khỏi phòng.

Niếp Niếp lấy khăn vuông mà Phong Ánh Nguyệt làm cho ra, nhìn Yến Tử rồi nói: "Tớ muốn chơi cái này cùng cậu."

"Được thôi." Yến Tử gật đầu, sau đó kéo con bé đi tìm mấy bạn ở nhà khác, chẳng mấy chốc mà mấy đứa nhỏ ấy đã bắt đầu chơi ở hành lang.

Sau khi chị dâu Triệu nhìn thấy cảnh này thì vô cùng biết ơn Phong Ánh Nguyệt.

"Hồi trước chị cứ không hiểu tại sao Niếp Niếp lại không chơi chung với bọn nhỏ được, hóa ra là vì Niếp Niếp không biết chơi!"

Cô ấy tự trách.

"Nếu không phải em phát hiện thì không biết đến bao giờ Niếp Niếp mới có bạn nữa."

"Em chỉ đoán bừa mà trúng thôi." Phong Ánh Nguyệt cười nói.

Sau khi Đường Văn Sinh trở về thì đi xách nước, Phong Ánh Nguyệt đã mang giày vải mình làm rồi, số vải còn lại để làm đôi giày vải khác, là làm cho Đường Văn Sinh.

Đôi giày này đã làm tới bước khâu miệng lại.

Thấy thời gian còn sớm, Phong Ánh Nguyệt tập trung làm giày, chờ sau khi cô làm xong thì bảo Đường Văn Sinh ướm thử vào chân. "Vừa, vừa như in luôn, rất thoải mái."

Đường Văn Sinh còn đi vài bước.

Phong Ánh Nguyệt thấy vậy thì trong lòng cũng vui vẻ: "Vậy là tốt rồi."

Không còn việc gì để làm, Phong Ánh Nguyệt lại quay về với sinh hoạt như hai ngày mới tới đây.. Đọc 𝑡r𝘶𝙮ện 𝑡ại _ 𝐓𝑹𝘶𝙈𝐓𝑹𝑈 𝙔E𝗡.𝖵n _

Cũng may bên cạnh có thêm Niếp Niếp, nếu rảnh rỗi thì Phong Ánh Nguyệt sẽ dạy con bé đếm số, chị dâu Triệu rất cảm kích đối với chuyện này.

Vừa nghe bây giờ Phong Ánh Nguyệt đang học sách vở cấp hai, lại càng kính nể hơn.

"Chị chẳng biết được mấy con chữ, làm rất nhiều công việc và cũng chịu đủ cái thiệt rồi! Vậy nên chị nghĩ không thể để Niếp Niếp giẫm lên vết xe đổ của mình, chị phải cho con bé đi học!"

Chị dâu Triệu sờ b.í.m tóc của Niếp Niếp.

"Nếu đi theo ông bà nội con bé thì bọn họ chỉ biết nói nó là con gái, lớn lên rồi sớm muộn gì cũng là con nhà người ta, chắc chắn sẽ không sẵn lòng cho con bé đi học cùng mấy anh trai."

Phong Ánh Nguyệt cũng biết, ở thời đại này, chẳng có mấy nhà chịu đưa con gái đi học, đến "bản thân" cũng là vì khi cha Phong còn sống, đối xử với nam nữ như nhau mới được cho đi học, kết quả "cô" học hành cũng không tệ lắm, mãi đến khi lên lớp bốn thì cha Phong qua đời, lúc bấy giờ mới không được đi học nữa.

Mặc dù như vậy, mẹ Phong vẫn nhất quyết đòi sinh lễ cho Phong Ánh Nguyệt được đi học mấy năm cao hơn những cô gái không được đi học khác.

Chị dâu Triệu chưa từng được đi học năm nào, Triệu Thiên quen cô ấy trong đám tang của một người bà con xa, sau đó mời người tới cửa hỏi cưới, khi đó Triệu Thiên còn chưa vào nhà máy.

Triệu Thiên có trình độ văn hóa tới cấp hai, cho nên ban đầu mẹ Triệu đã không ưng ý chị dâu Triệu rồi, mà khổ nỗi con trai lại thích, nhà họ Triệu cũng không đòi bao nhiêu sính lễ nên cuối cùng cũng đồng ý.

Lúc thím Điền tới thì các cô thảo luận về vấn đề giáo dục, nói tóm lại là Phong Ánh Nguyệt đang nghe chị dâu Triệu nói về sự khác nhau giữa trình độ dạy học của huyện và công xã bên kia.

"Thím ngồi đi." Phong Ánh Nguyệt lấy ghế ra cho thím Điền ngồi, thím Điền vội vàng xua tay.

"Thím tới là để hỏi xem ngày mai cháu có muốn tới nhà máy sản xuất giấy làm nhân viên thời vụ không? Nếu không đi thì ở đơn vị của con gái thím cũng có một công việc tạm thời, xem ý cháu thế nào."

...