Chương 32


...

Cá nấu dưa cải muối chua 1

Thân là công nhân thời vụ vào nhà máy, dĩ nhiên không có phúc lợi nhiều như công nhân chính thức.

Mỗi ngày Phong Ánh Nguyệt được sáu xu, không có trợ cấp bữa ăn, thời gian làm sáng trưa gần giống Đường Văn Sinh, buổi chiều bốn giờ thì cô có thể rời khỏi nhà máy.

Phỏng vấn xin việc, ngồi ở vị trí chủ công ty lại là anh - Người bị cô bỏ rơi thời niên thiếu, anh hỏi: "Có phải em lại muốn chơi tôi?"
Cô 'nhận vơ' anh là người mới để 'lấy le' trước mặt bạn trai cũ, không ngờ anh là CEO quyền thế nhất Khôn Thần
Sống lại sau khi bị chính hài tử mình nuôi nấng hạ độc, nàng quyết tâm báo thù, trả lại những món nợ máu mà con cái mình từng gieo cho mình!
Câu chuyện làm giàu ở thời cổ đại của cô gái hiện đại xuyên vào thân xác 1 tiểu cô nương nhà ngư dân nghèo khó!

Đường Văn Sinh dẫn Phong Ánh Nguyệt đến nhà ăn ăn cơm, công nhân chính thức có bao cơm nên coi như là ăn miễn phí, còn Phong Ánh Nguyệt phải nộp tiền.

Một món mặn, một món chay và một hộp thiếc cơm gạo trộn, tổng cộng là ba xu, mùi vị chính là vị của cơm tập thể, không tính là ngon nhưng cũng không khó ăn, quan trọng nhất là cơm gạo trộn này rất đơn sơ nên vẫn khá đắt.

Hai người ngồi đối diện nhau ăn cơm, bên cạnh là Triệu Thiên và công nhân khác, có người đã gặp mặt quen thuộc ở nhà ngang rồi, có người ở ký túc xá nhà máy trông rất lạ.

Sau khi Phong Ánh Nguyệt nương theo lời của Đường Văn Sinh chào hỏi họ một tiếng xong thì tiếp tục ăn cơm.

Đường Văn Sinh sợ cô không đủ ăn, dùng đũa sạch gắp hơn nửa thịt thái sợi xào cần tây vào trong hộp thiếc của cô, Phong Ánh Nguyệt cản cũng không cản được.

“Em ăn không hết đâu.” Phong Ánh Nguyệt nhỏ tiếng nói.

Lúc nói chuyện, cũng có người cầm bát đi ngang qua cạnh họ, có vẻ là cơm tự mang theo, trong nhà máy cũng có chỗ hâm nóng cơm, khá có tính người.

Đường Văn Sinh nghe nói vậy thì cười: “Ăn không hết rồi nói.”

Phong Ánh Nguyệt chỉ có thể chia nhỏ ra trước, ăn một bên, kết quả không ăn hết thật, thế là thức ăn sạch lại được Đường Văn Sinh giải quyết.

Cùng bàn đã có tận mấy người rời đi rồi, bên cạnh chỉ còn lại Triệu Thiên thôi, Triệu Thiên ngó thấy những động tác nhỏ của hai người, không nhịn được nhớ đến vợ mình, lại sờ sờ gương mặt vẫn còn hơi đỏ, thở dài.

Đường Văn Sinh trông thấy thì hỏi: “Thím không cho cậu đón con đến à?”

“Không cho.” Triệu Thiên buông đũa: “Thật ra tôi hiểu cô ấy nghĩ gì, đón con qua, đồ chúng tôi gửi về nhà hằng tháng sẽ ít đi.”

“Rồi cứ vậy coi như xong à.” Phong Ánh Nguyệt nhận lấy ly sứ Đường Văn Sinh đưa cho mình, uống một ngụm nước rồi hỏi.

Triệu Thiên khổ sở lắc đầu: “Không xong nổi.”

Anh ta chỉ lên vết đỏ nhạt trên mặt mình.

“Nếu tôi không đón Niếp Niếp qua, sợ là hai bên mặt trái phải mỗi ngày đều thay nhau chịu một cú.”

Khoảng một giờ rưỡi, Phong Ánh Nguyệt lại tiếp tục làm việc, đến hơn ba giờ năm mươi, chủ nhiệm Lý thanh toán tiền cho cô, Phong Ánh Nguyệt cất sáu xu rời khỏi nhà máy sản xuất giấy.

Trong nhà vẫn còn thức ăn nhưng Phong Ánh Nguyệt vẫn định đến bên xưởng chế biến thịt xem thử, kết quả gặp được chị dâu Trương bên đường.

Chị dâu Trương xách một chiếc sọt đan bằng trúc, đứng dưới gốc cây không biết đang chờ ai, thấy Phong Ánh Nguyệt thì đối phương vẫy tay nhiệt tình.

Phong Ánh Nguyệt bước nhanh lên phía trước: “Chị dâu Trương, chị ở đây là...”

“Yến Tử muốn ăn cá rồi.” Chị dâu Trương cười nói.

Thấy Phong Ánh Nguyệt mặt đầy khó hiểu, chị dâu Trương lại cười nói: “Lúc trưa chị nghe người ta nói em đến nhà máy sản xuất giấy làm công nhân thời vụ à?”

“Vâng ạ.” Phong Ánh Nguyệt gật đầu: “Rảnh thì cũng rảnh, chúng ta còn có cả gia đình lớn, có thể kiếm được chút nào hay chút ấy.”

Chị dâu Trương gật đầu liên hồi: “Là đạo lý này, một người có kiếm nhiều nữa, nuôi cả gia đình lớn lận ấy, chẳng dễ gì đâu.”

Đang nói chuyện thì có một ông lão gầy gò đeo gùi trên lưng đi qua, Phong Ánh Nguyệt nghe thấy lúc ông ấy đi đường, trong gùi còn truyền đến tiếng nước lõng bõng gì đó, nhưng nhìn qua lại phát hiện miệng gùi được rơm rạ trải phủ lên rồi.

Lại nhìn sang chị dâu Trương bên cạnh đang chào hỏi người khác, Phong Ánh Nguyệt lập tức hiểu ra.

Trong chiếc gùi của ông lão này đựng cá.

“Còn là cá chép.”

Ông lão cười hỏi.

...