Chương 272


...

Cậu Lưu cho thuê phòng 8

Lúc này, Đường Văn Sinh đang quét sân, Phong Ánh Nguyệt đã chuẩn bị xong bữa sáng, đang bưng lên bàn.

Đây là bữa sáng Đường Văn Sinh mới đi mua về.


Phỏng vấn xin việc, ngồi ở vị trí chủ công ty lại là anh - Người bị cô bỏ rơi thời niên thiếu, anh hỏi: "Có phải em lại muốn chơi tôi?"
Cô 'nhận vơ' anh là người mới để 'lấy le' trước mặt bạn trai cũ, không ngờ anh là CEO quyền thế nhất Khôn Thần
Sống lại sau khi bị chính hài tử mình nuôi nấng hạ độc, nàng quyết tâm báo thù, trả lại những món nợ máu mà con cái mình từng gieo cho mình!
Câu chuyện làm giàu ở thời cổ đại của cô gái hiện đại xuyên vào thân xác 1 tiểu cô nương nhà ngư dân nghèo khó!
"Cậu qua ăn mì đi ạ."

Thấy ông ấy đi ra, Phong Ánh Nguyệt lên tiếng chào hỏi.

"Chờ cậu một chút." Nhìn bát mì nóng hổi trên bàn, cậu Lưu bước nhanh ra ngoài sân, qua cách vách nhờ người làm bên đó nói với cấp trên giúp mình một tiếng rằng hôm nay ông ấy nghỉ phép.

Chú Lâm vốn đang chuẩn bị đóng cửa đi làm, nghe vậy bèn nhìn cậu Lưu từ trên xuống dưới một lượt: "Được quá nhỉ, nhiều năm như vậy rồi cuối cùng ông cũng muốn nghỉ phép."

Từ sau khi con gái đi lấy chồng đến giờ, nhà cậu Lưu lúc nào cũng vắng lặng. Thế là cậu Lưu quyết đoán làm việc liên tục không nghỉ nữa. Ngày nào ông ấy cũng muốn đi làm, dù cấp trên có khuyên bảo kiểu gì cũng vô ích.

"Ông nói lảm nhảm gì đó." Mặt mày cậu Lưu hồng hào tươi sáng: "Nói giúp tôi một tiếng nhé, tôi về nhà ăn mì cháu dâu nấu đây. Chờ thêm lát nữa mì nó nở ra mất!"

Nghe vậy, chú Lâm nhớ tới đôi vợ chồng trẻ vừa tới đây ngày hôm qua, cũng hiểu tại sao ông ấy muốn nghỉ phép: "Đi đi đi đi, tôi cũng phải đi làm đây."

Sau khi ăn sáng xong, Đường Văn Sinh và Phong Ánh Nguyệt đi dạo khắp nơi xung quanh với cậu Lưu. Ông ấy giới thiệu cho hai người biết chợ ở đâu, nơi nào có bán quần áo và đồ dùng lặt vặt. Cả ba người cùng đi một vòng như thế.

Buổi trưa, cậu Lưu mua một con cá nặng hơn hai cân về. Phong Ánh Nguyệt bèn làm món cá kho rồi bảo Đường Văn Sinh hấp thêm bánh bao nữa. Cậu Lưu ăn ngon miệng, khen không dứt.

Cơm trưa nay là cậu Lưu mời, không lấy tiền của bọn họ.

Buổi chiều, ông ấy lại dẫn hai người đi qua thăm hỏi mấy người hàng xóm khá tốt bụng xung quanh. Trong đó phần lớn đều là công nhân nhà máy như cậu Lưu.

Ngày hôm sau, nụ cười trên mặt cậu Lưu hơi ảm đạm xuống.

Bởi vì Đường Văn Sinh và Phong Ánh Nguyệt đã mua chăn đệm gối chiếu về dọn vào ở nhà phía đông rồi.

Ngoài ra hai người còn mua bếp lò nữa. Mùa đông có cái bếp lò để trong phòng sưởi ấm và hong khô quần áo cũng tiện lợi. Tối hôm đó, Phong Ánh Nguyệt vào bếp làm thịt kho và mấy món ăn nữa để Đường Văn Sinh uống với cậu Lưu mấy chén.

Còn tiền thuê phòng thì trước đó bọn họ đã trả trước tám tháng rồi. Cậu Lưu bảo trước khi vào học thì bọn họ ở bao lâu cũng được, ông ấy sẽ không thu tiền.

Nhưng vợ chồng Phong Ánh Nguyệt lấy cớ nhớ nhà nên mấy ngày sau đã dọn dẹp lại đồ đạc, khoá cửa nhà phía đông lại rồi tạm biệt cậu Lưu về quê.

Chìa khoá nhà phía đông và chìa khoá cổng đều là đồ mới cậu Lưu vừa tìm người thay lại. Ông ấy đưa hết cho bọn họ, không giữ chiếc nào.

Cậu Lưu tiễn hai vợ chồng ra đầu hẻm rồi đứng đó hồi lâu sau mới xoay người về nhà.

Lúc về ông ấy đi ngang qua nhà họ Lâm, chú Lâm xách rượu đi ra nói: "Sao, lại cảm thấy trống vắng rồi hả?"

Cậu Lưu đứng yên nhìn căn nhà của mình một chút: "Đúng là hơi vắng vẻ thật. Bỗng nhiên có được mấy ngày náo nhiệt, bây giờ người ta đi rồi tôi lại không quen."

"Nào, để tôi uống với ông vài chén." Chú Lâm lắc lắc rượu trong tay: "Dù sao thì bọn họ cũng là sinh viên muốn lên đây học mà. Nhiều lắm là tháng sau sẽ lại tới cho mà xem."

"Đúng vậy đúng vậy." Cậu Lưu gật đầu liên tục.

Vợ chồng Phong Ánh Nguyệt cũng không đi ra bến xe ngày mà là qua chỗ trước đó Dương Bảo Quốc giới thiệu cái đã.

Lúc đến tỉnh, Đường Văn Sinh có viết cho Dương Bảo Quốc một lá thư hỏi thăm "đường ra".

Dương Bảo Quốc nhanh chóng trả lời, "giới thiệu" cho bọn họ hai chỗ. Bây giờ Đường Văn Sinh và Phong Ánh Nguyệt đang đi theo bạn của Dương Bảo Quốc đi lấy cuộn len.

Len cuộn này đều được dệt từ bông vải, mặc dù có chút tì vết nhưng cũng không có vấn đề gì lớn. Quan trọng là lấy càng nhiều thì càng rẻ.

Thật ra như này có vẻ giống kiểu bán sỉ ở chợ đen.

Một cuộn len ở trong huyện bán mấy đồng lận mà ở đây cũng là cuộn len đó, chất lượng ngang bằng hoặc còn tốt hơn lại được tính bằng mấy đồng một cân.

Phong Ánh Nguyệt và Đường Văn Sinh lấy hết hai trăm đồng tiền hàng. Tất cả đều được gửi qua bưu điện về nhà ngang. Trước mặt hai người, hàng được đóng gói đưa qua cục bưu chính để gửi đi.

Sau khi lấy được xác nhận gửi hàng, hai người lại đi dạo thêm một hồi, mua thêm chút đồ lặt vặt rồi mới ra bến xe.

Lần này bọn họ đi thẳng về huyện.

...