Chương 41


...

Không cần giao tiền 2

Lúc Đường Văn Sinh về đến nhà thì cơm nước đã xong hết, trên bàn còn có một đĩa trái cây đã rửa sạch, bên cạnh vọng đến tiếng cười của ba người gia đình chị dâu Triệu, sau khi nghe thấy vậy anh hỏi: “Niếp Niếp được đón về rồi à.”

“Đúng vậy, là một cô bé rất đáng yêu.” Phong Ánh Nguyệt gật đầu: “Lát nữa chúng ta đó chơi một chút.”

“Được.”

Đường Văn Sinh gật đầu.

Phỏng vấn xin việc, ngồi ở vị trí chủ công ty lại là anh - Người bị cô bỏ rơi thời niên thiếu, anh hỏi: "Có phải em lại muốn chơi tôi?"
Cô 'nhận vơ' anh là người mới để 'lấy le' trước mặt bạn trai cũ, không ngờ anh là CEO quyền thế nhất Khôn Thần
Sống lại sau khi bị chính hài tử mình nuôi nấng hạ độc, nàng quyết tâm báo thù, trả lại những món nợ máu mà con cái mình từng gieo cho mình!
Câu chuyện làm giàu ở thời cổ đại của cô gái hiện đại xuyên vào thân xác 1 tiểu cô nương nhà ngư dân nghèo khó!

Ở trong thời đại cả nước vẫn chưa có điện, hoạt động ban đêm chỉ đơn giản là tán dốc, đọc sách hoặc là đi ngủ.

“Số trái cây này cũng là chị dâu chia cho chúng ta sao.”

Đường Văn Sinh ăn vài trái, nó có vị chua chua ngọt ngọt.

Ăn cơm xong anh không để Phong Ánh Nguyệt nhúng tay vào, sau khi hai người sang nhà bên cạnh ngồi một lúc thì về nhà.

Đường Văn Sinh lấy một xấp tiền và phiếu đưa cho Phong Ánh Nguyệt.

“Hôm nay có lương và các loại phiếu rồi.”

Anh là công nhân kỹ thuật cấp ba, một tháng được bốn mươi lăm đồng và đủ các loại phiếu trợ cấp.

Có phiếu lương thực, phiếu dầu, phiếu thịt.

Đôi lúc sẽ thêm một số phiếu vải hoặc phiếu của các ngành nghề khác.

Phong Ánh Nguyệt ghi chép kỹ vào sổ, bỏ tiền vào trong tủ rồi khóa lại, lúc này mới đọc sách làm bài.

Nền tảng tiểu học của cô không có vấn đề gì, cho nên bây giờ vẫn đang học sách của trung học cơ sở.

Với tiến độ này của Phong Ánh Nguyệt, Đường Văn Sinh cảm thấy cô hoàn toàn có thể thi xong cuộc thi chuyển cấp trung học cơ sở, xong qua một hai năm nữa có thể thi lên trung học phổ thông.

Bởi vì Phong Ánh Nguyệt thật sự rất thông minh, cái gì cũng có thể hiểu được ngay.

Còn Đường Văn Sinh lại luôn ôn tập chương trình lớp mười hai.

Vài ngày sau, công việc tạm thời của Phong Ánh Nguyệt cũng đã hoàn thành.

Chủ nhiệm Lý còn không đành lòng để cô đi.

“Tôi nghe đồng chí Tiểu Đường nói tháng sáu này cô chuẩn bị thi tuyển sinh lên cấp đúng không.”

Phong Ánh Nguyệt gật đầu cười: “Chuyện học vô bờ bến, đọc nhiều sách không bao giờ sai cả.”

Chủ nhiệm Lý gật đầu liên tục.

“Chính là đạo lý này.”

Sau khi bước ra từ nhà máy sản xuất giấy, Phong Ánh Nguyệt đi đến chợ, lúc này hàng thịt chỉ còn thịt nạc, Phong Ánh Nguyệt mua một cân hơn, rồi lại mua chút rau, xong lại đến Cung tiêu xã mua thêm ba mươi quả trứng.

Tiền lương cô nhận được không nắm trong tay được lâu, lúc mua thức ăn cũng sẽ trích một phần ra để mua. Đương nhiên Đường Văn Sinh không biết điều này, bởi vì người quản lý tiền bạc là Phong Ánh Nguyệt.

Phong Ánh Nguyệt xào thịt, trong lò nhiều củi trong nồi nhiều dầu, đương nhiên hương vị này sẽ thơm hơn những gia đình khác.

Lúc nấu cơm, không chỉ có chị dâu Triệu đang ở gần mà còn có chị dâu Trương cũng nhìn về phía này, thêm vào đó các bà thím, chị dâu khác cũng thường xuyên nhìn sang Phong Ánh Nguyệt.

Vừa lên đến lầu năm, Đường Văn Sinh đã ngửi được hương thơm, còn nghe được có một bà thím nói nàng dâu nhà anh lãng phí dầu củi.

Lúc đi ngang qua người bà thím ấy, anh cười nói: “Là do cháu thích ăn như vậy.”

Bà thím kia lập tức nói đùa: “Không chỉ cháu thích ăn, thím ngửi thôi cũng thèm ăn đây.”

Lúc ăn cơm, Phong Ánh Nguyệt nhắc đến chuyện về quê vào ngày mai: “Anh xin nghỉ chưa?”

“Xin rồi, anh cũng đã mượn xe của Dương Bảo Quốc, đỗ ngay dưới nhà.”

Đường Văn Sinh đáp.

Dương Bảo Quốc chính là người bạn cho họ mượn xe đạp ngày trước.

“Một tháng chúng ta gửi về nhà bao nhiêu tiền thế?”

Phong Ánh Nguyệt lại hỏi.

Cô nghĩ ngày mai ra khỏi nhà cũng cần mang theo một số tiền.

Đường Văn Sinh hơi buồn phiền.

“Anh quên nói với em chuyện này, trước đây cha mẹ đều bị bệnh nặng một trận nên đã mượn không ít tiền, những năm gần đây anh và anh hai luôn cùng trả số tiền đó, vì năm đó nhà đã tiêu mất một khoản tiền để anh đi học nên anh phải chịu.

Phong Ánh Nguyệt gật đầu.

“Đầu năm ngoái nợ đã được trả hết, lúc cuối thu nhà cửa xảy ra chút vấn đề nên năm ngoái đã sửa sang phòng ốc, không thiếu tiền nhưng tiền trong tay cũng không còn bao nhiêu.”

Đường Văn Sinh nói tiếp.

“Sau đó mỗi tháng anh gửi về nhà mười đồng, tiền còn lại thì anh để dành, lúc kết hôn dùng hết một mớ, cuối cùng vẫn còn dư lại khoảng một trăm đồng.”

“Thêm vào tiền mừng của bạn bè tổng cộng hai trăm đồng tròn.” Phong Ánh Nguyệt cười tiếp lời.

“Đúng là như vậy.”

Đường Văn Sinh cũng cười gật đầu.

“Tiền sính lễ là anh bỏ ra sao?”

Phong Ánh Nguyệt tò mò hỏi.

“Cha mẹ bỏ ra đấy, ngoài ra sau khi chúng ta kết hôn không cần gửi tiền cho nhà nữa, đây là ý của cha mẹ.”

Lời này khiến Phong Ánh Nguyệt rất ngạc nhiên.

Bởi vì gia đình chỉ có một người làm ra tiền như nhà ngang thì rất ít cha mẹ bảo con trai và con dâu đừng gửi tiền về nhà.

Triệu Thiên đấy, tiền lương một tháng ba mươi đồng thì phải đưa cho nhà mười lăm đồng, trong đó còn có các phiếu phụ cấp nữa, có lúc mẹ anh ta còn tìm đến để đòi tiền, cho nên mười lăm đồng ấy căn bản không cầm cự được trong một tháng.

...